Các loại xe nâng hàng phổ biến, phân loại và cách sử dụng

Xe nâng là thiết bị cực kỳ hữu dụng, không thể thiếu tại các kho hàng, nhà xưởng,… Các loại xe nâng sở hữu nhiều đặc tính nổi bật cả về kiểu dáng thiết kế lẫn công năng sử dụng. Tuy nhiên đứng trước sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm trên thị trường, việc lựa chọn mẫu xe nâng phù hợp cũng gặp không ít khó khăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại xe nâng thông dụng hiện nay để có thể chọn được sản phẩm phù hợp!
cac-loai-xe-nang-thong-dung

Các loại xe nâng thông dụng

Xe nâng là gì?

Xe nâng là phương tiện, thiết bị chuyên dụng để bốc dỡ và di chuyển hàng hóa trọng lượng lớn trong khoảng cách ngắn. Các dòng xe nâng hiện nay sở hữu nhiều tải trọng khác nhau nhằm đáp ứng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, quy mô kho bãi khác nhau.

Các loại xe nâng hàng được được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, kho hàng, bến cảng,… nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Nhờ có thiết bị này mà doanh nghiệp có thể giảm thiểu sức người, tiết kiệm chi phí thuê nhân công cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, gia tăng hiệu suất làm việc.

Phân loại xe nâng tay

Xe nâng tay là loại thiết bị có cấu tạo và cơ chế vận hành đơn giản. Sản phẩm được vận hành nâng hạ bằng cách sử dụng lực tay hoặc kích chân. Xe nâng hàng bằng tay cũng được chia ra thành 2 loại: xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao.

Xe nâng tay cao

Xe nâng tay cao có chiều cao nâng tối đa lên đến 3.5m, tải trọng nâng dao động từ 400kg đến 2.5 tấn. Loại xe nâng tay cao thường được dùng để di chuyển hàng hóa trong kho bãi hoặc bốc xếp lên xe tải, thùng container,… Các loại càng nâng có độ dịch chuyển nên dễ dàng sử dụng nâng hạ các loại pallet kích thước khác nhau.

loai-xe-nang-tay-cao

Loại xe nâng tay cao

Xe nâng tay thấp

Xe nâng tay thấp phù hợp với nhu cầu nâng tải trọng lớn từ 2 – 5 tấn với các hàng hóa đặt trên khối pallet. Chiều cao nâng tối đa của xe chỉ khoảng 20cm, tối đa bằng một gang tay người lớn. Loại xe nâng tay thấp sử dụng nguyên lý kích tay nhờ vậy người dùng có thể nâng được hàng hóa tải trọng cao mà sức người khó có thể làm được.

xe-nang-tay-thap

Xe nâng tay thấp

Xe nâng tay inox – xe nâng mạ kẽm

Dòng xe nâng này được cấu tạo gồm các bộ phận được làm từ chất liệu inox hoặc kim loại mạ kẽm. Cấu tạo xe tương đối giống với xe nâng tay thấp, tuy nhiên dòng xe này có độ bền cao hơn, không bị hoen gỉ hay bị ăn mòn bởi tác động của môi trường. Các loại xe nâng tay inox – mạ kẽm thường được ứng dụng trong các kho hàng đông lạnh, kho siêu thị, kho thiết bị y tế,…

mau-xe-nang-tay-inox-kim-loai-ma-kem

Mẫu xe nâng tay inox – kim loại mạ kẽm

>> Tham khảo dịch vụ cho thuê xe nâng điện uy tín.

Các loại xe nâng điện phổ biến hiện nay

Xe nâng điện là dòng xe hoạt động nhờ motor điện giúp nâng hạ hàng hóa nhanh chóng, không tốn sức. Hiện nay có các loại xe nâng điện: xe nâng điện bán tự động, xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái và xe nâng tay điện.

Xe nâng điện bán tự động

Xe điện nâng hàng bán tự động được cải tiến từ xe nâng tay. Thiết kế bên ngoài tương tự như xe nâng hàng bằng tay nhưng được gắn thêm bình ắc quy và cần điều khiển hàng hóa hiện đại. Thiết bị cho phép nâng hạ bằng động cơ và kết hợp di chuyển bằng sức người.

xe-nang-dien-ban-tu-dong

Xe nâng điện bán tự động

Xe có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với các nhà xưởng, kho bãi có diện tích lối đi hẹp. Tải trọng các loại xe nâng đẩy hàng cũng khá lớn từ 1 – 2 tấn, chiều cao nâng lên đến 3.5m. Nhược điểm của dòng xe này là chỉ vận hành tốt trên bề mặt bằng phẳng, ít gồ ghề hoặc trong điều kiện thời tiết tốt.

Xe nâng điện đứng lái

Xe nâng điện đứng lái là loại được thiết kế gồm bàn đứng hay buồng đứng cho người vận hành đứng điều khiển xe. Với kích thước nhỏ gọn, thiết kế thông minh, dòng xe nâng đứng lái chạy điện sẽ giúp di chuyển dễ dàng trong các kho hàng. Xe được ứng dụng phổ biến trong các nhà xưởng, kho hàng có lối đi hẹp và yêu cầu đưa hàng hóa lên kệ chứa cao.

dong-xe-nang-dien-dung-lai-komatsu-1-5-tan

Dòng xe nâng điện đứng lái Komatsu 1.5 tấn

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, sản phẩm cũng còn hạn chế khi chỉ sử dụng được từ 5 – 8 tiếng và cần thời gian nhất định để sạc lại đầy bình. Điều này đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc nếu không có bình điện thay thế.

Xe nâng điện ngồi lái

Xe nâng điện ngồi lái được thiết kế với buồng lái có ghế ngồi tiện dụng, êm ái. Kiểu xe nâng ngồi lái hoạt động khá giống xe ô tô, chỉ khác là xe nâng không có chân côn. Xe nâng điện ngồi lái có tải trọng nâng hàng từ 1 – 3.5 tấn. Thiết bị vận hành tốt trong môi trường nhà xưởng, kho bãi, bến cảng rộng rãi với nhu cầu vận chuyển nhiều. Động cơ điện êm ái, không gây tiếng ồn và khí thải nên rất thân thiện với môi trường.

xe-nang-dien-ngoi-lai-tien-dung

Xe nâng điện ngồi lái tiện dụng

Tương tự như mẫu xe điện ngồi lái, sau 5 – 8 giờ sử dụng thiết bị cũng cần phải sạc bình cho lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, dòng xe nâng chạy điện cũng không dùng được trong điều kiện mưa gió hay môi trường có độ ẩm cao.

Các loại xe nâng động cơ đốt trong

Các loại xe nâng hàng sử dụng động cơ đốt trong được vận hành nhờ nguyên liệu chính là xăng, dầu diesel hoặc gas. Xe có thể nâng hạ và vận chuyển hàng hóa tải trọng lớn, tần suất hoạt động cực cao mà các dòng xe khác khó có thể theo kịp.

Xe nâng dầu

Dòng xe nâng dầu vận hành bằng bơm đôi thủy lực với nguồn nhiên liệu là dầu diesel. Xe có tải trọng nâng lớn từ 1 – 20 tấn (tùy dòng xe), chiều cao nâng có thể lên đến 4m. Ưu điểm nổi bật của dòng xe nâng chạy dầu là khả năng vận hành liên tục, bền bỉ mà không cần thời gian sạc acquy. Xe cũng có thể sử dụng trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết.

xe-nang-dau-co-tai-trong-nang-cuc-lon-len-den-20-tan

Xe nâng dầu có tải trọng nâng cực lớn lên đến 20 tấn

Tuy nhiên dòng xe này có nhược điểm lớn ở phần động cơ gây tiếng ồn lớn cũng như sinh ra nhiều khí thải trong quá trình vận hành. Kích thước xe khá lớn nên chỉ thích hợp dùng cho các khu vực rộng rãi.

Xe nâng xăng/gas

Xe nâng chạy xăng/gas được sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng công nghiệp, kho hàng, sân bay,… Sản phẩm chạy bằng động cơ đốt trong nhưng ít sinh ra khí thải hơn so với loại chạy dầu. Thiết bị có khả năng nâng, hạ với tải trọng lớn (từ 2 – 7 tấn), tốc độ di chuyển nhanh (có thể đạt đến 18,5 km/giờ). Kích thước dòng xe này cũng nhỏ gọn hơn so với loại xe nâng dầu.

xe-nang-xang-gas-la-giai-phap-nang-hang-hieu-qua

Xe nâng xăng (gas) là giải pháp nâng hàng hiệu quả hàng đầu

Hạn chế lớn nhất của các loại xe nâng xăng, gas chính là sự tiêu hao nhiên liệu khá lớn, dẫn đến chi phí vận hành cao. Trong quá trình sử dụng cũng cần đảm bảo yêu cầu để tránh tình trạng rò rỉ xăng/gas.

Các loại xe nâng khác

Xe nâng đối trọng

Xe nâng đối trọng là loại xe có thiết kế lớn gồm càng nâng phía trước và đối trọng ở phía sau xe để cân bằng với tải trọng nâng. Thiết bị có nhiều loại càng, kẹp khác nhau hỗ trợ nâng hạ như: kẹp vuông, kẹp tròng, càng thẳng,… Xe nâng đối trọng vận hành chủ yếu bằng động cơ dầu hoặc điện.

mau-xe-nang-doi-trong-hangcha

Xe nâng một bên (Side Loader)

Xe nâng một bên là loại thích hợp sử dụng cho kho có lối đi hẹp. Người điều khiển sẽ đứng hoặc ngồi trong buồng lái ở một bên, bên còn lại là bệ nâng hạ hàng hóa. Loại xe này được ứng dụng di chuyển các hàng hóa dài như ống, thép, gỗ,…

dong-xe-nang-mot-ben

Dòng xe nâng một bên ứng dụng vận chuyển thép, gỗ, đường ống,…

Xe nâng càng (Telehandler)

Đây là loại xe nâng được thiết kế với tay nâng có thể kéo dài, càng nâng được gắn vào tay để nâng hàng hóa lên cao. Mẫu xe nâng càng tiêu chuẩn có chiều cao nâng lên đến 5.8m. Các loại xe nâng Telehandler sẽ là lựa chọn tối ưu cho những không gian có lối đi hẹp, nâng hạ hàng hóa ở góc độ mà xe nâng thông thường khó có thể tiếp cận.

dong-xe-nang-cang

Dòng xe nâng càng – Telehandler

Xe nâng công suất lớn (Industrial Forklift)

Xe nâng công suất lớn (hay xe nâng công nghiệp) là dòng xe kết hợp các chức năng của xe nâng đối trọng và xe nâng càng. Thiết bị có khả năng nâng hạ hàng hóa tải trọng cực lớn, khoảng 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn hoặc hơn. Khả năng tải quá lớn nên dòng xe này chỉ dành cho các ngành công nghiệp đặc thù chứ không quá phổ biến hiện nay.

Xe nâng địa hình (Rough Terrain Forklift)

Xe nâng địa hình được ứng dụng chủ yếu cho các công việc ngoài trời. Đặc điểm ưu việt của dòng xe nâng này chính là khả năng vận hành ổn định, bền bỉ trên mọi địa hình. Điều này là nhờ vào thiết kế hệ thống lốp xe lớn dùng khí nén giúp xe di chuyển dễ dàng trên đất đá.

xe-nang-dia-hinh-van-hanh-on-dinh

Xe nâng địa hình vận hành ổn định, bền bỉ trên mọi mặt đường

Xe nhặt hàng (Order Picker)

Xe nhặt hàng được xem là một biến thể của xe nâng điện bán tự động. Thiết bị hỗ trợ công việc lấy hàng trong kho một cách nhanh chóng và dễ dàng. Xe này thiết kế để người vận hành đứng lên, nâng người lên đến vị trí kệ cần lấy hàng và di chuyển linh hoạt.

Lời kết

Các loại xe nâng trong kho là loại thiết bị cực kỳ hữu dụng, hỗ trợ tối ưu cho công việc bốc dỡ, nâng, hạ và vận chuyển hàng hóa. Bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin xoay quanh các loại xe nâng thông dụng hiện nay. Hy vọng bạn đã có thể phân biệt được các dòng sản phẩm này và có thêm thông tin để đưa ra lựa chọn tốt nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button