Hiển thị tất cả 20 kết quả

Xe nâng điện đứng lái

Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe nâng điện đứng lái cho các hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ quan… trở nên rất cần thiết, thậm chí là không thể thiếu. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu này, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp khác nhau.Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại xe đang được ưa chuộng này nhé!Xe nâng điện đứng lái của Công ty Hưng Phát

Xe nâng điện tư thế đứng lái của Công ty Hưng Phát

Xe nâng điện đứng lái là gì?

Xe nâng điện đứng lái loại xe nâng được thiết kế với bàn đứng hoặc buồng đứng – nơi người vận hành đứng để thao tác. Đây là loại xe nâng hàng hoạt động bằng cách sử dụng nguồn bình ắc quy để nâng, hạ và di chuyển hàng hóa, phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, xí nghiệp… Loại xe này hoạt động bằng động cơ điện, có cấu tạo đặc biệt và dễ dàng sử dụng nên đang được rất nhiều chủ doanh nghiệp, kho xưởng ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng.

Cấu tạo xe nâng điện đứng lái

Cấu tạo chi tiết của xe nâng điện tài xế đứng lái
Cấu tạo chi tiết của xe nâng điện tài xế đứng lái

Cấu tạo của loại xe đứng lái bằng điện thường không thể thiếu các bộ phận: động cơ điện, bình ắc quy, hệ thống ga điều khiển, bo mạch điều khiển, hệ thống bánh.

Động cơ điện: Đây là hệ thống motor khép kín, được tích hợp trong xe. Tùy từng model sẽ có 1 động cơ sử dụng chung cho việc nâng hạ và di chuyển hoặc 2 motor độc lập, 1 phục vụ nâng hạ, 1 cái phục vụ việc di chuyển.

Bình ắc quy: Bộ phận này được xem là xương sống của xe và là bộ phận quan trọng nhất khi cung cấp toàn bộ năng lượng cho hoạt động của xe. Tuổi thọ của bình cũng giống như hầu hết các loại pin khác phụ thuộc vào tần suất của xe, cũng như cách sạc bình của người dùng đúng cách hay không.

Hệ thống ga điều khiển: Hoạt động dựa vào cảm biến từ và hệ thống bo mạch điều khiển bên trong. Tốc độ di chuyển nhanh hay chậm phụ thuộc vào tay bạn vặn hoặc chân đạp ga nếu sử dụng dòng xe ngồi lái.

Bo mạch điều khiển: Là những chip điện tử, có khả năng bắt và truyền tín hiệu từ tay người sử dụng đến các bộ phận như di chuyển, cũng như điều khiển nâng hạ. Bo mạch điều khiển thường được tích hợp kín bên trong xe, được thể hiện ra bên ngoài thông qua các chỉ số về dung lượng bình, thời gian xe sử dụng.

Hệ thống bánh: Tùy từng model sẽ có hệ thống bánh khác nhau về kích thước cũng như chất liệu. Chất liệu có thể là nhựa, PU hoặc cao su. Bánh sẽ được chia làm bánh tải và bánh lái riêng biệt.

Buồng lái: Khu vực có chỗ ngồi cho người điều khiển, bàn đạp điều khiển, tay lái, công tắc vận hành. Và bảng điều khiển chứa dữ liệu điều khiển, buồng lái có thể là không gian ngoài trời hoặc được bao quanh bởi lồng bảo vệ.

Giá đỡ hàng hóa, trụ nâng: Giúp nâng hạ hàng hóa dễ dàng, tránh việc rơi hàng.

Xy lanh thủy lực: Bộ phận này của xe giúp cho việc hoạt động nâng hạ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản hơn.

Ngoài ra còn có các bộ phận phụ trợ như đèn còi xin nhan. Tất cả các bộ phận hoạt động nhịp nhàng với nhau để cấu tạo nên chiếc xe nâng điện hoàn hảo mang lại giá trị cho người dùng.

Các loại xe nâng điện đứng lái

Phân loại theo chiều cao

Dựa trên tiêu chí phân loại theo chiều cao, hiện nay có các loại xe nâng điện đứng lái như sau:

  • Xe nâng điện đứng lái tầm thấp: chiều cao nâng trung bình từ 3 – 6.5m, thiết kế xe nhỏ gọn và tải trọng nâng không quá lớn (từ 500kg đến 1,5 tấn).
  • Xe nâng điện đứng lái tầm cao: chiều cao nâng từ 7.5 – 12m, phục vụ tối đa nhu cầu bốc dỡ, nâng hạ hàng hóa lên cao. 

Phân loại theo tải trọng

Phân loại theo tải trọng nâng của từng dòng xe, ta có các loại xe nâng đứng lái:

    • Xe nâng điện 1 tấn
    • Xe nâng điện 1,5 tấn
  • Xe nâng điện 1,8 tấn
  • Xe nâng điện 2 tấn
  • Xe nâng điện 2,5 tấn
  • Xe nâng điện 3 tấn 

Phân loại theo thương hiệu

Trên thị trường hiện nay có vô số các sản phẩm xe nâng đứng lái động cơ điện đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Komatsu, Mitsubishi, Toyota, Yale, Linde, Hyster, Nichiyu, Nissan,…

Bảng báo giá xe nâng điện đứng lái

TÊN XE NÂNG GIÁ TIỀN
XE ĐIỆN KOMATSU 1.3 TẤN, KHUNG 4.0 MÉT Vui lòng liên hệ
XE ĐIỆN KOMATSU 1.5 TẤN , KHUNG 3 MÉT Vui lòng liên hệ
XE ĐIỆN KOMATSU 900KG , KHUNG 3.0 MÉT Vui lòng liên hệ
XE ĐIỆN NICHIYU 1.5 TẤN, KHUNG 5.7M Vui lòng liên hệ
XE ĐIỆN TOYOTA 1.5 TẤN, KHUNG 3.0 MÉT Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN BT 1.6 TẤN, ĐỨNG LÁI, KHUNG 7.5M Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN KOMATSU 1.5 TẤN , KHUNG 3 MÉT Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN KOMATSU 1.5 TẤN , KHUNG 4 MÉT Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN KOMATSU 1.5 TẤN , KHUNG 4 MÉT -Mẫu 2 Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN KOMATSU, KHUNG 3M Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN NICHIYU 1.0 TẤN, KHUNG 3.0 MÉT Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN NICHIYU 1.5 TẤN, KHUNG 5.5 MÉT Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN NICHIYU 2.5 TẤN, KHUNG 4M Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN NISSAN 1.5 TẤN, KHUNG 4M Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN TCM 1.5 TẤN, KHUNG 4.0M Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN TCM 1.5T, KHUNG 4M Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN TOYOTA 1.0 TẤN, KHUNG 3M Vui lòng liên hệ
XE NÂNG ĐIỆN TOYOTA 1.5 TẤN, KHUNG 3.0 MÉT Vui lòng liên hệ

Ưu nhược điểm của xe nâng điện đứng lái

Ưu điểm

  • Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng: xe nâng đứng lái có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp sử dụng cho mọi không gian, đặc biệt các không gian nhỏ hẹp, khu vực có nhiều kệ và độ cao trên 6m.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: xe nâng chạy bằng động cơ điện cung cấp từ bình ắc quy nên tiết kiệm nhiên liệu hơn gấp nhiều lần so với các loại xe nâng chạy dầu hay chạy xăng. 
  • Vận hành ổn định, êm ái: Xe vận hành ổn định và êm ái, không gây ra tiếng ồn lớn do đó không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Thân thiện với môi trường: Động cơ điện không tạo ra khí thải độc hại, cực kỳ thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
  • Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng: Xe được cấu tạo khá đơn giản nên chi phí bảo dưỡng, bảo trì không quá cao như các loại xe sử dụng động cơ đốt trong khác.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật kể trên, xe nâng điện đứng lái vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Xe hoạt động nhờ nguồn năng lượng điện từ bình ắc quy, do đó chỉ có thể hoạt động liên tục từ 5 – 8 tiếng. Sau đó người dùng sẽ cần phải sạc bình ắc quy mới tiếp tục sử dụng được. Ngoài ra cần trang bị sẵn ắc quy dự phòng cho xe để không làm gián đoạn công việc.
  • Xe chỉ thích hợp sử dụng trên những mặt sàn bằng phẳng, không thích hợp sử dụng ở những địa hình quá gồ ghề, nhiều sỏi đá.
  • Sau thời gian sử dụng, tuổi thọ của bình ắc quy sẽ giảm dần. Do đó cần cẩn thận hơn trong việc quản lý tuổi thọ ắc quy theo số lần sạc.

So sánh xe nâng điện ngồi lái và đứng lái

Xe nâng hàng là loại thiết bị đã thực sự làm thay đổi cách thức hoạt động của nhiều nhà máy, xí nghiệp, kho bãi,… Với đa dạng chủng loại, xe nâng hàng có đặc tính ứng dụng riêng cho từng loại công việc. Hiện nay xe nâng điện đứng lái và xe nâng điện ngồi lái là 2 loại xe nâng được sử dụng phổ biến nhất. Vậy bạn đã biết sự khác nhau giữa 2 dòng xe này chưa?

Tiêu chí so sánh Xe nâng điện đứng lái Xe nâng điện ngồi lái
Thiết kế kiểu dáng Thiết kế nhỏ gọn phù hợp các không gian nhỏ hẹp Thiết kế ghế ngồi êm ái cùng khung sắt bảo vệ chắc chắn
Chiều cao nâng tối đa 8m 12m
Tốc độ nâng hạ Tốc độ nhanh Tốc độ chậm
Giá thành Chi phí đầu tư thấp hơn Chi phí đầu tư cao hơn
Bánh xe Bằng PU chỉ hiệu quả khi di chuyển trên mặt phẳng, ít gồ ghề Bằng cao su đặc giúp dễ dàng di chuyển trên các địa hình

Ứng dụng của xe nâng điện đứng lái

Mẫu xe nâng điện được yêu thích của Hưng Phát

Mẫu xe nâng điện được yêu thích của Hưng Phát

Loại xe này thường được sử dụng trong nhà kho, những nơi có không gian hẹp trong một số ngành nghề như: Thực phẩm, siêu thị, kho nhỏ, dược phẩm… Chúng sử dụng trong điều kiện lối đi bằng phẳng, được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, lối đi không cần quá rộng nhưng đáp ứng đủ độ an toàn với loại xe nâng này.

Xe điện tư thế đứng lái có các ưu điểm sau:

– Có kích thước nhỏ gọn nên dễ dàng di chuyển mà không sợ va chạm với hàng hóa xung quanh, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa từ xưởng ra tới kệ hay giá đỡ.

– Giúp tiết kiệm được nhiên liệu do đặc trưng chạy bằng điện.

– Quá trình bảo dưỡng, bảo trì đơn giản.

Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện đứng lái

*/ Trước khi sử dụng:

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

– Nạp điện cho bình ắc quy trong vòng 5 giờ. Khi bình ắc quy được nạp đủ điện, bạn có thể hoạt động xe trong vòng 8 tiếng.

*/ Trong quá trình vận hành:

– Người điều khiển đứng lên sàn của xe nâng điện. Trên mặt sàn xe nâng có một chiếc bàn đạp ở dưới là bàn đạp phanh. Bàn đạp phanh thường đóng, khi không được đạp xuống thì xe đứng yên. Muốn điều khiển, bạn cần đạp bàn đạp phanh này xuống thì nó mới di chuyển được.

– Quan sát người di chuyển xung quanh rồi mới điều khiển, tránh phanh gấp khi xe đang có hàng hóa. Đảm bảo hàng hóa nằm đúng trần càng hoặc pallet. Di chuyển chậm trên mặt đường trơn, gồ ghề, có độ dốc.

– Cần dừng hoạt động khi tình trạng kỹ thuật không được đảm bảo như phát hiện vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, phanh của bất kỳ bộ phận nào.

Tư vấn chọn mua xe nâng điện đứng lái

Việc sở hữu một chiếc xe nâng điện phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của doanh nghiệp là điều rất được chú trọng. Khách hàng nên dành thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi ra quyết định chọn mua. Chúng tôi xin gợi ý một vài tiêu chí cơ bản giúp bạn dễ dàng xem xét hơn trong việc chọn mua xe nâng điện đứng lái:

  • Lựa chọn xe nâng có kích thước, bán kính vòng quay xe phù hợp với không gian và lối di chuyển trong nhà xưởng, kho bãi,…
  • Xem xét nhu cầu nâng hạ, bốc dỡ hàng hóa để chọn xe có chiều cao nâng và tải trọng nâng phù hợp.
  • Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng, kiểm tra bằng cách xem thông số trên các linh kiện xe hoặc xem xét giấy tờ hồ sơ nhập khẩu. 
  • Kiểm tra kỹ càng chức năng vận hành xe, tuổi thọ bình ắc quy.

Để tiết kiệm thời gian, quý khách hàng có thể tìm hiểu trước thông tin, thông số kỹ thuật của từng loại xe. Tiếp đó khi được tư vấn và báo giá về mẫu xe nâng điện đứng lái, khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Địa chỉ bán xe nâng điện đứng lái chính hãng

Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp xe nâng điện đứng lái chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá tốt nhất thì đến ngay với Công ty Hưng Phát. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp nâng hàng, vận chuyển hiện đại cho nhiều khách hàng trên khắp cả nước. 

Đến với Hưng Phát, quý khách hàng sẽ được đội ngũ nhân viên kỹ thuật tư vấn chuyên nghiệp và tận tình để chọn được mẫu xe nâng phù hợp nhất với nhu cầu. Ngoài ra, mạng lưới vận chuyển rộng khắp sẽ giúp đưa sản phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất!

CÔNG TY TNHH XE NÂNG HƯNG PHÁT

Địa Chỉ: 194/10, Đường Tân Thới Hiệp 22, KP.3, P.Tân Thới Hiệp, Q.12 TP.HCM

SĐT: 02862 565 036   FAX: 02862 565 037

Website: www.xenanghungphat.com

Một số câu hỏi thường gặp

Tuổi thọ xe nâng điện đứng lái?

Để xác định tuổi thọ của xe nâng điện đứng lái, ta dựa vào số giờ làm việc và số lần sạc điện của xe. Có thể ước tính tuổi thọ trung bình của xe nâng đứng lái là từ 5 – 7 năm, tương ứng với 10.000 – 14.000 giờ làm việc.

Bình điện xe nâng đứng lái sử dụng được bao lâu?

Bình điện xe nâng sử dụng được trong bao lâu còn tùy thuộc vào số lần nạp – xả điện của ắc quy. Nếu bình ắc quy nạp – xả 1 lần trong 1 ngày thì tuổi thọ trung bình khoảng 4 – 5 năm. Trường hợp bình ắc quy nạp – xả 2 lần trong 1 ngày thì tuổi thọ trung bình rút ngắn chỉ còn một nửa là 2 – 2.5 năm.  

Có nên mua xe nâng điện đứng lái cũ hay không?

Nhiều người phân vân không biết có nên mua xe nâng điện cũ hay không. Và câu trả lời là tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi khách hàng. Với các mẫu xe nâng điện đã qua sử dụng vẫn đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, khả năng vận hành, chất lượng xe,… thì khách hàng hoàn toàn có thể đầu tư để sử dụng. Chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả mang lại cho công việc rất đáng kể.

Nếu Quý khách có nhu cầu, xin hệ chi tiết theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và báo giá chi tiết.

>> Xem thêm: Xe nâng điện cũ nhập khẩu chính hãng, giá rẻ

Call Now Button